Kiến trúc Đông Dương: Phong cách mang dấu ấn trường tồn

0
4606

Kiến trúc Đông Dương là phong cách được nhiều chủ đầu tư lựa chọn sử dụng cho ngôi nhà của mình. Với vẻ đẹp sang trọng được thể hiện từng đường nét hài hòa, tối giản nhưng không kém phần sang trọng, lối kiến trúc này đã trở thành một phong cách mang dấu ấn trường tồn vượt thời gian.

Kiến trúc đông dương là gì? 

Kiến trúc Đông Dương là sự kết hợp hoàn hảo của hai cái nôi văn hóa lớn của thế giới là Trung Quốc và Ấn Độ. Trong tiếng Anh, kiến trúc Đông Dương được gọi là Indochine, ám chỉ các nước thuộc bán đảo Đông Dương (bán đảo Trung-Ấn) gồm: Việt Nam, Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanmar, Malaysia.

Tại Việt Nam kiến trúc Đông Dương chịu nhiều ảnh hưởng từ nền văn hóa Trung Quốc

Ở Việt Nam, kiến trúc Đông Dương chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa vì Việt Nam bị đô hộ 1000 năm. Riêng Lào và Campuchia chịu ảnh hưởng của Ấn Độ với bản sắc và bề dày lịch sử.

Có thể nói, kiến trúc Đông Dương là sự kết hợp giữa bản sắc văn hóa Việt Nam và phong cách tân cổ điển Pháp. Kiến trúc này thể hiện vẻ đẹp độc đáo giữa hai nền văn hóa Tây và Đông, vừa lãng mạn, vừa tinh tế nhưng không kém phần truyền thống.

Lịch sử phát triển của kiến trúc Đông Dương

Nguồn gốc của kiến trúc Đông Dương tại Việt Nam

Trước khi thuộc địa hóa, Việt Nam đã có một truyền thống kiến trúc phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, sau khi bị Pháp xâm chiếm và trở thành một thuộc địa của Pháp, kiến trúc Đông Dương bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam. Phong cách kiến trúc này đã được áp dụng vào xây dựng các công trình công cộng, nhà ở và các tòa nhà thương mại.

Một vài công trình kiến trúc Đông Dương tiêu biểu tại Việt Nam

Hà Nội đậm chất pháp lãng mạn và bản sắc văn hóa. Từ sau những năm 1920, phong cách kiến trúc Đông Dương đã bắt đầu phát triển mạnh mẽ, với những công trình được xây dựng tồn tại cho đến ngày nay.

Trường Đại Học Tổng Hợp Hà Nội là công trình tiêu biểu cho phong cách Đông Dương. Đến nay, công trình này vẫn giữ được vẻ đẹp vốn có với nhiều nét giao thoa từ nhiều quốc gia.

Trường Đại Học Tổng Hợp Hà Nội

Ngoài ra, còn có nhiều công trình khác như Nhà hát Lớn Hà Nội, Khách sạn Metropole Hà Nội,… cũng được xây dựng vào thời điểm đó. Mỗi công trình đều thể hiện những nét nổi bật của phong cách Đông Dương, nổi bật giữa quần thể kiến trúc đa dạng lúc bấy giờ.

hách sạn Metropole Hà Nội

Đặc điểm nổi bật của kiến trúc Đông Dương 

Chất liệu xây dựng

Chất liệu gỗ: Gỗ là loại vật liệu cứng cáp, chắc chắn có thể dùng để tạo hoa văn, uốn cong hoặc dễ dàng ứng dụng vào nội thất, trang trí từ trần, tường, sàn nhà… Gỗ tự nhiên là vật liệu dễ thấy trong trang trí và thiết kế nội thất theo phong cách Đông Dương. 

Chất liệu tre: Trước kia, tre thường được sử dụng trong thiết kế nội thất. Ngày nay, tre đã trở thành vật liệu trang trí nổi bật trong những ngôi nhà cao cấp mang phong cách Đông Dương.

Chất liệu gạch: Gạch bông và gạch nung thường được sử dụng trong thiết kế nội thất Đông Dương mang lại cho căn phòng vẻ đẹp sang trọng nhưng không kém phần tinh tế, sang trọng.

Chất liệu gỗ, tre và gạch được sử dụng chủ yếu trong kiến trúc đông dương

Hình khối kiến trúc

Thiết kế kiến trúc nhấn mạnh vào hình khối lập thể và tổ chức tự do. Một nét đặc trưng trong hình khối của phong cách kiến trúc Đông Dương là dễ dàng nhận thấy không khí Á Đông trên bề mặt kiến trúc phương Tây. Chúng được kết hợp trên một mặt tiền đối xứng, cân đối mặt tiền của kiến trúc cổ điển Pháp với những con sơn, con tiện, mái đua, mái chống hắt….

Hình khối kiến trúc

Hoa văn và kiến trúc

Hoa văn và kiến trúc trong kiến trúc Đông Dương thường được thiết kế đơn giản và tinh tế. Các hoa văn thường được chạm trổ trên các cột, tường và cửa sổ, tạo nên sự trang nhã và sang trọng. Kiến trúc Đông Dương cũng thường sử dụng các hình ảnh và biểu tượng truyền thống của các nước Đông Nam Á, như rồng, hình tháp và các hình ảnh thiên nhiên.

Hoa văn và kiến trúc

Mái nhà theo ngói âm dương

Mái ngói âm dương truyền thống Việt Nam được lưu giữ và áp dụng vào kiến trúc Đông Dương. Thay vì sử dụng mái bằng như các công trình lớn, mái ngói cho công trình nhỏ lưu giữ văn hóa dân tộc.

Mái nhà theo ngói âm dương

Màu sắc chủ đạo 

Những gam màu trung tính như vàng nhạt, trắng kem hay nâu, đen cực kỳ phổ biến và luôn được ưa chuộng trong thiết kế nội thất phong cách Đông Dương.

Ngoài ra, để tạo ấn tượng mạnh mẽ, tông màu cam, đỏ, xanh nhạt cũng thường được sử dụng. Đặc biệt, những màu sắc tự nhiên như gỗ, tre, nứa cũng thường được thấy trong phong cách này.

Màu sắc chủ đạo 

Ứng dụng kiến trúc Đông Dương vào thiết kế nội thất

Thiết kế kiến trúc

Biệt thự phong cách Đông Dương kiến tạo không gian sống sang trọng, tinh tế, kết hợp giữa cổ điển và hiện đại. Nó tạo nên một không gian sống thoáng đãng, sang trọng và yên bình, mang lại cảm giác thoải mái, thư giãn cho gia chủ.

Thiết kế kiến trúc

Thiết kế nội thất phòng khách 

Phòng khách nổi bật với gam màu chủ đạo của kiến trúc Đông Dương mang đến cảm giác bình yên, tạo không gian thoáng đãng phù hợp với khí hậu nóng ẩm ở Việt Nam. 

Thiết kế nội thất phòng khách 

Phòng bếp phong cách Đông Dương 

Hiện thực hóa vẻ đẹp xưa cũ với phòng bếp phong cách Indochine như một luồng gió mới cho cuộc sống hiện đại. Các họa tiết hình học, họa tiết hình chữ nhật, hoa văn từ cây cỏ, hoa cách điệu được sử dụng để trang trí nội thất nhà bếp.

Phòng bếp phong cách Đông Dương 

Thiết kế phòng ngủ 

Phòng ngủ theo phong cách Đông Dương là sự kết hợp giữa vẻ đẹp của văn hóa truyền thống Á Đông xen lẫn sự lãng mạn của phong cách Pháp. Không chỉ mang đến không gian nghỉ ngơi sang trọng mà nội thất, ánh sáng, màu sắc theo phong cách Indochine còn mang đến sự ấm áp, chất liệu mộc mạc mang không khí hoài cổ khiến bạn như lạc vào những thập niên trước.

Thiết kế phòng ngủ 

Phong cách kiến trúc Indochine – một loại hình kiến trúc đã tồn tại hàng ngàn năm nhưng sức hút của nó vẫn rất mạnh mẽ, khiến người ta mê mẩn. Kiến trúc Đông Dương hiện đại hay kiến trúc Indochine sẽ là cái tên sẽ được nhắc đến mãi bởi những nét đặc trưng và vẻ đẹp hội tụ đầy đủ những tinh hoa của văn hóa Á – Âu, đơn giản nhưng lại vô cùng sang trọng và tinh tế.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây