Tất tần tật những điều cần biết về chứng chỉ năng lực xây dựng

0
18629

Chứng chỉ năng lực xây dựng là một trong những yêu cầu bắt buộc đối với các cá nhân và tổ chức hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Thế nhưng vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ chứng chỉ năng lực xây dựng là gì? Quy trình đăng ký chứng chỉ như thế nào? Điều kiện cấp chứng chỉ năng lực xây dựng mất bao lâu? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn ngay trong bài viết này.

Chứng chỉ năng lực xây dựng là gì?

Chứng chỉ năng lực xây dựng là bản đánh giá năng lực thu gọn của Bộ Xây dựng, Sở xây dựng đối với các đơn vị, tổ chức đang tham gia hoạt động xây dựng. Bên cạnh đó, chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng được coi là điều kiện, quyền hạn, năng lực của tổ chức tham gia vào hoạt động xây dựng trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Tại sao bắt buộc phải có chứng chỉ năng lực xây dựng?

Các cá nhân, tổ chức khi tham gia vào hoạt động xây dựng đều phải có chứng chỉ năng lực xây dựng thì mới có đủ điều kiện hoạt động trong lĩnh vực xây dựng trên phạm vi cả nước. Hoạt động xây dựng sẽ được quy định rõ theo nội dung có ghi trên chứng chỉ năng lực xây dựng. Thông tin này đã được ghi nhận rõ tại điều 59-67 Nghị Định 59/2015/NĐ-Cp và Tông tư 17/2016/TT-BXD.

Tất tần tật những điều cần biết về chứng chỉ năng lực xây dựng
Tất tần tật những điều cần biết về chứng chỉ năng lực xây dựng

Nghị định 42/2017/NĐ-CP quy định rõ tại điều 57, nếu không có chứng chỉ năng lực xây dựng thì không một tổ chức, cá nhân hay đơn vị nào được tham gia nghiệm thu, quyết toán hay đấu thầu công trình. Như vậy chứng chỉ năng lực xây dựng chính là điều bắt buộc với các cá nhân, tổ chức, mà đơn vị đang muốn hoạt động trong lĩnh vực này.

Giá chứng chỉ năng lực xây dựng bao nhiêu ?

  • Phí cấp chứng chỉ năng lực xây dựng cho cá nhân: 300.000 đồng/chứng chỉ.
  • Chứng chỉ năng lực xây dựng cho tổ chức: 1.000.000 đồng/chứng chỉ.

Mức thu lệ phí cấp lại, bổ sung nội dung, điều chỉnh, gia hạn chứng chỉ bằng 50% mức thu lệ phí tại điểm a khoản này.

Tất tần tật những điều cần biết về chứng chỉ năng lực xây dựng
Tất tần tật những điều cần biết về chứng chỉ năng lực xây dựng

Quy trình đăng ký chứng chỉ năng lực xây dựng

Sau khi thành lập, doanh nghiệp cần thực hiện việc hoàn thiện hồ sơ xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Cá nhân sẽ gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực xây dựng theo đúng quy định tại cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực.

Cách thức nộp:

  • Qua mạng trực tuyến
  • Bưu điện
  • Nộp trực tiếp.

Bước 2: Xem xét và cấp chứng chỉ năng lực xây dựng

Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, các cơ quan có thẩm quyền sẽ phải có trách nhiệm cấp chứng chỉ năng lực xây dựng trong thời hạn.

– 10 ngày đối với trường hợp cấp lại chứng chỉ năng lực xây dựng;

– 20 ngày đối với trường hợp cấp chứng chỉ năng lực lần đầu, điều chỉnh hạng, điều chỉnh, bổ sung chứng chỉ năng lực xây dựng;

Trường hợp hồ sơ xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng không đầy đủ hoặc không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề phải có thông báo một lần bằng văn bản đến cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị.

Sau khi hoàn thành việc cấp chứng chỉ năng lực xây dựng, doanh nghiệp sẽ được kinh doanh hoạt động tư vấn giám sát thi công các công trình xây dựng.

Một số loại chứng chỉ năng lực xây dựng phổ biến

Xây dựng là lĩnh vực được chia ra thành nhiều ngành nghề khác nhau. Mỗi ngành nghề chuyên sâu cần phải có những chuyên môn khác nhau. Do đó, năng lực hoạt động xây dựng được đánh giá cũng dựa trên các tiêu chí riêng biệt. Hãy cùng tham khảo một số loại chứng chỉ năng lực xây dựng để hiểu rõ hơn khi có nhu cầu xin cấp cho doanh nghiệp của mình.

Tất tần tật những điều cần biết về chứng chỉ năng lực xây dựng
Tất tần tật những điều cần biết về chứng chỉ năng lực xây dựng

Mỗi hạng mục chứng chỉ năng lực xây dựng sẽ được đánh giá riêng biệt khi cần cấp chứng chỉ như sau:

  • Chứng chỉ năng lực các hoạt động khảo sát xây dựng
  • Chứng chỉ năng lực tư vấn và quản lý dự án
  • Chứng chỉ năng lực tư vấn về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình
  • Chứng chỉ năng lực dành cho các đơn vị tư vấn, lập quy hoạch xây dựng
  • Chứng chỉ năng lực lập, thẩm tra các dự án đầu tư xây dựng công trình
  • Chứng chỉ năng lực thiết kế, thẩm tra và thiết kế xây dựng công trình
  • Chứng chỉ năng lực giám sát thi công xây dựng và kiểm định công trình xây dựng
Tất tần tật những điều cần biết về chứng chỉ năng lực xây dựng
Tất tần tật những điều cần biết về chứng chỉ năng lực xây dựng

Hướng dẫn cách tra cứu chứng chỉ  năng lực xây dựng

Nhằm xác thực thông tin cho những cá nhân, doanh nghiệp tổ chức hoạt động xây dựng đã hoàn thành được cấp chứng chỉ năng lực xây dựng do Bộ Xây Dựng Cấp. Chúng tôi xin hướng dẫn cho các doanh nghiệp tra cứu chứng chỉ năng lực xây dựng của mình qua các bước sau:

Bước 1 : Truy cập vào website chính thức của Cục Quản Lý Hoạt Động Xây Dựng ( CQLHĐXD ) – Bộ Xây Dựng.

Bước 2: Nếu muốn tra cứu chứng chỉ năng lực xây dựng của bất kỳ thông tin của một công ty nào đó. Bạn có thể điền vào các trường thông tin như: Tên tổ chức & Số chứng chỉ, sau đó là ấn tìm kiếm là ra Kết quả.

Sau đó, quý vị ấn chọn Tìm kiếm sẽ hiển thị ra trường thông tin “chi tiết lĩnh vực” của doanh nghiệp muốn tra cứu.

Điều kiện để xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng là gì?

Không phải ai mong muốn đều có thể được cấp chứng chỉ năng lực xây dựng. Những đối tượng có nhu cầu xin cấp chứng chỉ, tốt nhất nên tìm đến các dịch vụ tư vấn cấp chứng chỉ năng lực xây dựng để được tư vấn tìm hiểu chính xác, thực hiện đúng quy trình. Theo đó, điều kiện để được cấp chứng chỉ năng lực xây dựng cụ thể như sau:

– Đã có giấy phép đăng ký kinh doanh hợp pháp hoặc quyết định thành lập ra đơn vị, doanh nghiệp từ cơ quan chức năng có thẩm quyền theo đúng quy định của pháp luật.

– Đối tượng tham gia hoạt động trong lĩnh vực xây dựng là những cá nhân đang đảm nhận chức danh quan trọng, chủ chốt cần phải có hợp đồng lao động với tổ chức, đơn vị đang đề nghị được xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng.

– Đối với các dự án, công trình mang tính chất đặc thù thì các đối tượng tham gia chủ chốt, chức danh quan trọng cần phải có chứng chỉ hành nghề tương ứng theo đúng công việc đang triển khai thực hiện. Đối tượng này cần phải được bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn phù hợp với lĩnh vực của công trình, dự án. Đó là các dự án, công trình như nhà mát sản xuất hóa hóa chất độc hại, vật liệu nổ hay nhà máy điện hạt nhân….

Chuẩn bị hồ sơ để yêu cầu cấp chứng chỉ năng lực xây dựng như thế nào?

Hồ sơ cần chuẩn bị xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng

Hồ sơ xin cấp chứng chỉ năng lực lần đầu, điều chỉnh hạng chứng chỉ năng lực

– Đơn đề nghị xin cấp chứng chỉ năng lực theo mẫu tại Phụ lục V Nghị định này;

– Quyết định thành lập tổ chức trong các trường hợp có quyết định thành lập;

– Quyết định này công nhận phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng của tổ chức hoặc hợp đồng nguyên tắc về việc liên kết thực hiện các công việc thí nghiệm phục vụ công tác khảo sát xây dựng với phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng được công nhận (đối với các tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực khảo sát xây dựng);

– Chứng chỉ hành nghề năng lực xây dựng hoặc kê khai mã số chứng chỉ hành nghề trong trường hợp chứng chỉ hành nghề được cấp theo đúng quy định của Luật Xây dựng năm 2014 của các chức danh yêu cầu cần phải có chứng chỉ hành nghề; các văn bằng cũng được đào tạo của cá nhân tham gia thực hiện công việc;

– Chứng chỉ năng lực được các cơ quan có thẩm quyền cấp trong trường hợp đề nghị điều chỉnh hạng chứng chỉ năng lực xây dựng;

– Văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ xây dựng phù hợp của công nhân kỹ thuật (đối với tổ chức có đề nghị cấp chứng chỉ năng lực thi công xây dựng);

– Hợp đồng và biên bản nghiệm thu hoàn thành các công việc tiêu biểu đã được thực hiện theo nội dung kê khai.

Trừ đơn đề nghị và hợp đồng, biên bản nghiệm thu xây dựng thì các tài liệu theo còn lại phải là những bản sao có chứng thực hoặc tệp tin phải chứa ảnh chụp màu từ các bản chính hoặc bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu.

Hồ sơ xin đề nghị cấp lại chứng chỉ năng lực

– Đơn xin đề nghị cấp chứng chỉ năng lực xây dựng theo mẫu;

– Bản sao có chứng thực hoặc tệp tin có chứa ảnh màu chụp từ bản chính hoặc bản sao, xuất trình các bản chính để đối chiếu chứng chỉ năng lực đã được cấp, trường hợp đã bị mất chứng chỉ năng lực xây dựng thì phải có cam kết của tổ chức đề nghị cấp lại.

Hồ sơ đề nghị điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ năng lực xây dựng

– Đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực xây dựng theo mẫu tại Phụ lục V Nghị định này;

– Các tài liệu liên quan đến nội dung đề nghị điều chỉnh, bổ sung theo đúng quy định.

Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng sẽ có thời hạn bao lâu?

Theo nghị định 59/2016/NĐ-CP thì chứng chỉ năng lực xây dựng sẽ có giá trị đến 5 năm. Khi hết thời hạn chứng chỉ, tổ chức muốn tiếp tục hoạt động sẽ phải tiến hành gia hạn chứng chỉ. Quy định hiện tại theo nghị định 15/2021, gia hạn chứng chỉ sẽ phải có giá trị trong 10 năm kể từ ngày được gia hạn.

Nếu không chú ý đến thời điểm để gia hạn chứng chỉ, doanh nghiệp sẽ phải bỏ ra nhiều chi phí, thời gian vì khi chứng chỉ đã hết hạn mà chưa gia hạn thì sẽ phải tiến hành thủ tục như cấp mới.

Các trường hợp không yêu cầu phải chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng

Căn cứ vào Điều 83 khoản 3 Nghị định-Luật 15/2021/NĐ-CP, tổ chức sẽ không cần cấp chứng chỉ năng lực xây dựng theo quy định tại Nghị định này khi tham gia vào:

– Thực hiện theo đúng nhiệm vụ quản lý dự án của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên nghiệp, Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng khu vực (trừ tư vấn quản lý các dự án quy định tại Khoản 4 Điều này). Nghị định số 21 15/2021/NĐ-CP)

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình theo đúng quy định tại Điều 22 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP;

Chủ đầu tư có tổ chức quản lý dự án theo quy định tại Điều 23 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP.

– Thiết kế, giám sát và thi công PCCC theo đúng quy định của Luật PCCC;

– Thiết kế, giám sá và  thi công hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông trong công trình;

– Thực hiện các công việc cải tạo nhà như trát, lắp cửa, nội thất, ốp lát, sơn và các công việc tương tự khác không ảnh hưởng tới kết cấu chịu lực của công trình;

– Tham gia vào các hoạt động xây dựng công trình cấp IV; công viên cây xanh, cáp dẫn tín hiệu viễn thông; chiếu sáng công cộng; công trình này chỉ có các công việc trên;

– Thực hiện các hoạt động xây dựng của những tổ chức nước ngoài theo giấy phép kinh doanh hoạt động xây dựng theo đúng quy định tại Điều 148 Khoản 2 Luật Xây dựng 2014.

Đơn vị nào có quyền hạn cấp chứng chỉ năng lực hoạt động cho các đơn vị xây dựng?

Chúng tôi tự hào là đơn vị hàng đầu cung cấp dịch vụ tư vấn làm chứng chỉ cấp năng lực xây dựng hàng đầu tại Việt Nam. Khi sử dụng dịch vụ tại đây, bạn sẽ được hưởng các lợi ích sau:

  • Đội ngũ tư vấn là những nhân viên chuyên nghiệp, hoạt động 24/24.
  • Hồ sơ xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng được hỗ trợ xử lý nhanh gọn, tiết kiệm tối đa thời gian, kinh phí cho doanh nghiệp.
  • Tư vấn thủ tục xin cấp chứng chỉ doanh nghiệp, cá nhân theo quy trình quản lý nghiệp vụ chuyên ngành, các tài liệu khác.
  • Tỷ lệ cấp chứng chỉ năng lực xây dựng cam kết thành công 100%, đảm bảo hướng tới thứ hạng cao nhất.

Như vậy, chúng tôi đã cung cấp tất tần tật những thông tin hữu ích về các chứng chỉ năng lực xây dựng giúp bạn hiểu rõ hơn doanh nghiệp mình cần làm những gì nếu muốn có chứng chỉ năng lực để tiết kiệm thời gian, chi phí.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây