6 vật dụng nhà bếp tiềm ẩn nguy cơ độc hại, gây ung thư

0
937

Ít ai nhận ra rằng những món đồ quen thuộc mà chúng ta sử dụng hàng ngày trong căn bếp có thể trở thành nguyên nhân gây ung thư nếu không được sử dụng đúng cách.

Chảo chống dính

Chảo chống dính tiết kiệm thời gian trong việc chiên rán hoặc lau rửa, nhưng lại có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe. Chúng được phủ lớp hóa chất polyfluoroalkyl (PFC) có thể tạo ra khí độc khi đun nóng. Các nghiên cứu của Mỹ được thực hiện năm 2005 cho thấy PFC có thể xâm nhập vào thực phẩm từ chảo chống dính. Ngoài ra, cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ đã cảnh báo axit perfluorooctanoic (PFOA) – một chất có trên các dụng cụ nấu chống dính, có thể gây ung thư và tạo ra khói độc khi nấu ở nhiệt độ cao.

Chảo chống dính tiết kiệm thời gian trong việc chiên rán hoặc lau rửa, nhưng lại có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Thức ăn lên men, nấm mốc

Thời tiết nồm ẩm khiến thực phẩm như gạo, ngô, lạc và hoa quả dễ hỏng và bị nấm mốc nếu không được bảo quản đúng cách. Thực phẩm bị nấm mốc có chứa aflatoxin – một chất độc rất nguy hiểm và không thể bị loại bỏ hoàn toàn qua rửa hay nấu nướng. Vì vậy, nếu thực phẩm đã bị ẩm mốc, tốt nhất bạn nên bỏ chúng đi để tránh nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Tái sử dụng đồ nhựa dùng 1 lần

Nhiều người tái sử dụng hộp và chai nhựa đựng thực phẩm, nhưng thói quen này rất nguy hiểm. Các sản phẩm nhựa này có nguy cơ thôi nhiễm hóa chất và dễ ngấm vào thức ăn, tăng nguy cơ ung thư khi các hóa chất tích tụ lâu trong cơ thể. Do đó, hãy tránh sử dụng lại những sản phẩm không rõ nguồn gốc hoặc sản phẩm từ nhựa không chuyên dụng cho việc lưu trữ thực phẩm.

Nhiều người tái sử dụng hộp và chai nhựa đựng thực phẩm, nhưng thói quen này rất nguy hiểm.

Giấy bạc nướng thức ăn

Các kim loại nhôm trong các loại giấy bạc có thể gây hại cho cơ thể khi dùng giấy bạc chế biến thức ăn ở nhiệt độ cao không đúng cách. Đặc biệt, thực phẩm giàu axit như trái cây có vị chua có thể phản ứng với nhôm ăn mòn giấy bạc ngấm vào thức ăn, người ăn thường có thể dẫn đến các bệnh nghiêm trọng như Parkinson, Alzheimer, và các bệnh rối loạn não nghiêm trọng khác, và thậm chí là ung thư.

Đũa gỗ, thớt dùng lâu ngày

Hai món đồ thường xuyên sử dụng như thớt gỗ và đũa gỗ dễ bị mài mòn theo thời gian, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm mốc, bao gồm cả aflatoxin. Độc tính aflatoxin tương đương gấp 10 lần kali xyanua và gấp 68 lần so với asen, có thể gây ngộ độc cấp tính, ngộ độc mãn tính, ung thư, dị dạng và gây đột biến. Để bảo vệ sức khỏe, nên thường xuyên phơi nắng thớt và đũa gỗ và thay mới sau 6 tháng sử dụng.

Đũa gỗ và thớt gỗ dễ bị mài mòn theo thời gian, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm mốc

Các loại bát đĩa giả sứ

Theo một số nghiên cứu, những sản phẩm giả sứ thường chứa chì và formaldehyde gây hại cho sức khỏe và có thể gây ung thư nếu sử dụng thời gian dài. Tác hại càng tăng khi sản phẩm kém chất lượng được dùng để đựng thực phẩm nóng, đồ chua hoặc nước trái cây, vì nhiệt độ và axit sẽ làm các chất độc trong hoa văn được giải phóng nhanh hơn. Do đó, hãy ưu tiên mua bát đĩa chất lượng cao để đảm bảo an toàn, dù có giá cao hơn.

Nguồn: Tổng hợp

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây